Hanbok – nét biểu trưng đặc sắc của văn hóa Hàn Quốc

Kim chi là món ăn nổi tiếng và không thể thiếu trong bữa ăn của người Hàn Quốc

Di sản văn hóa quan trọng nhất trong nền âm nhạc truyền thống của Hàn Quốc đó là Jongmyo Jeryeak

Di sản văn hóa thế giới UNESCO, đỉnh núi nổi tiếng với nhiều thứ, trong đó có các loài cây cỏ quý hiếm, nhưng nổi tiếng nhất với phong cảnh hùng vĩ lúc mặt trời mọc đó là lý do mà tên của đỉnh núi là Đỉnh núi mặt trời mọc.

Bomun, một vọng lâu nhỏ bằng gỗ bên bờ ao tĩnh lặng, địa điểm lý tưởng để thưởng thức cảnh xuân của Hàn Quốc; hoa anh đào rung rinh trên mặt ao mang đến một cảnh quan đẹp tinh tế

Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017

Ghé thăm Jeollanam - địa danh thanh bình nhất xứ Kim Chi

Nếu bạn muốn du lịch hay du học Hàn Quốc tại một thành phố đủ tiện nghi, trung tâm của nghệ thuật nhưng cũng không quá náo nhiệt, ồn ào và còn chút thanh bình, gần gũi với thiên nhiên thì Jeollanam là một nơi lý tưởng dành cho bạn.

Tỉnh thành xinh đẹp nằm ở tây nam Hàn Quốc có thể nói là khu vực ít bị đô thị hóa và xanh nhất của xứ sở kim chi. Khu vực trung tâm của tỉnh Jeollanam – do được bao quanh bởi thiên nhiên hùng vĩ. Phía đông thì giáp với những ngọn đồi và núi Sobaek. Phía tây và phía nam giáp với đường bờ biển dài 6.100 cây số cùng hơn 2000 hòn đảo và chỉ có khoảng 300 hòn đảo này là có dân cư sinh sống. Chính vì phong cảnh thiên nhiên đa dạng nên du lịch Jeollanam – do Hàn Quốc đang là xu hướng của nhiều du khách.




>> Điểm danh những món lẩu ngon tại Hàn Quốc

Đến Jeollanam du khách sẽ phần nào bị choáng ngợp và lặng người trước khung cảnh có phần cô lập và còn chút gì đó cổ xưa của nó. Nằm giữa các phiến đá sần sùi, nổi loạn của thiên nhiên, Jeollanam – do hiện ra như một tác phẩm truyền kỳ của những người nghệ sĩ tài hoa ngày xưa – những kẻ tránh xa thế tục và tìm về với mẹ thiên nhiên.

Ngoài khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời, tỉnh thành ở miền tây nam này còn nổi tiếng bởi khí hậu dịu nhẹ dễ chịu và thổ nhưỡng tốt tươi do thiên nhiên ban tặng. Chính vì lẽ đó, từ các loại nông sản như rau củ hay trà xanh đển các loại hải sản mang thương hiệu Jeollanam – do đều nổi tiếng gần xa vì hương vị và sự tươi ngon của nó. Nếu bạn có dịp du lịch Hàn Quốc, đừng quên ghé qua Jeollanam – do thưởng thức các món đặc sản ở nơi này nhé!

Và nhắc đến Jeollanam – do thì không thể không nhắc đến thành phố Gwangju hiện đại nhất ở khu vực. Nếu xét về độ xa hoa, náo nhiệt thì Gwangju có thể không bằng các đô thị khác của xứ sở kim chi nhưng nếu nói về sự tiện nghi thì nơi này không thua bất kỳ thành phố lớn nào của Hàn Quốc. Nếu bạn muốn du lịch Hàn Quốc đến một thành phố đủ tiện nghi, là trung tâm của nghệ thuật nhưng không quá náo nhiệt, vẫn còn chút gì đó thanh bình và gần gũi thiên nhiên thì Gwangju là một nơi lý tưởng dành cho bạn.

Tránh đi sự náo nhiệt ồn ào của đô thị, sống gần gũi hơn với thiên nhiên hơn, đắm mình trong cái bãi cát dài tuyệt đẹp hay bắt đầu một chuyến phiêu lưu chinh phục núi Sobaek và các hòn đảo không người như các bộ phim xưa.

Thông tin 1000 won bằng bao nhiêu tiền việt

Chủ Nhật, 23 tháng 4, 2017

Điểm danh những món lẩu ngon tại Hàn Quốc

Vào mùa đông, thưởng thức món lẩu có lẽ là hợp lý nhất và vô cùng ấm ấp trong thời tiết lạnh. Thời tiết mùa đông tại Hàn Quốc vô cùng lạnh, những bạn yêu thích đất nước này sẽ thấy cảnh tuyết rơi dày đặc trên những phim ảnh xứ Kim Chi. Đối với những bạn đi du học Hàn Quốc mà không thưởng thức hết những món ăn hấp dẫn, đặc biệt là các món lẩu ngon vào mùa đông thì thật lãng phí.
Lẩu chiên Sinseollo



Kim chi - biểu tượng văn hóa ẩm thực Hàn Quốc

Đây được coi là món ăn Hoàng Gia và có xuất xứ lâu đời từ Trung Hoa, sau thời gian dài món ăn này đã được du nhập đến Hàn Quốc. Nhiều thành phần trong lẩu chiên được rán trước khi sắp xếp vào nồi lẩu. Nguyên liệu chính là thịt bò, cá, trứng rán cùng nhiều loại rau củ như cà rốt, cần… Đầu bếp khéo léo sắp xếp khiến nồi lẩu trông đẹp và ngon mắt.
Lẩu thịt bò Sogogi jeongol



Món lẩu này cũng khá quen thuộc và gần giống với người Hà Nội nhưng được hội tụ thêm một số thành phần khác như cá cơm, tảo biển...đặc trưng trong nền văn hóa Hàn Quốc
Lẩu bạch tuộc Nakji jeongol



Món lẩu này khá đậm đà và cay với nhiều loại gia vị khác nhau nhất là hạt tiêu cay nóng. Gia vị chính trong món lẩu này là bạch tuộc nhỏ, tôm.
Lẩu đậu phụ Dubu jeongol



Các bạn đừng nghĩ món lẩu này nhạt nhẽo như tên gọi của nó nhé. Trong nồi lẩu vẫn có chút thịt bò, nấm và nước dùng rất ngon ngọt. Những miếng đậu được rán rồi kẹp thịt, buộc sợi hành đã chần qua, trông thật đẹp mắt.
Lẩu hải sản Haemul jeongol


Ngoài thành phần chính từ các loại hải sản thì kim chi cay cay không thể thiếu trong nồi lẩu chính là các món ăn đủ các loại cua, tôm, mực đầy ăm ắp thật là ngon mắt nhỉ.

Xem thêm >> 1000 won bằng bao nhiêu tiền việt 

Thứ Năm, 20 tháng 4, 2017

Kim Chi - Biểu tượng văn hóa ẩm thực Hàn Quốc

Mỗi quốc gia đều có những món ăn, biểu tượng đặc trưng riêng chỉ cần nhắc đến là mọi người sẽ biết đến ngay, Hàn Quốc cũng không ngoại lên. Được mệnh danh là xứ Kim Chi và đã vượt qua ngưỡng món ăn thông thường mà trở thành một phần linh hồn của văn hóa Hàn Quốc.

Tính đến thời điểm hiện tại Hàn Quốc có hơn 200 loại kim chi khác nhau và được bày trong bảo tàng kim chi của Hàn Quốc. Kim chi có thành phần chính là cải thảo, tỏi, ớt bột...được lên men và dùng chung với những món ăn khác.

Vào khoảng thế kỷ thứ 7, nhiều tài liệu đã ghi chép về sự hình thành của kim chi. Đến khoảng thế kỷ 12 thì người Hàn đã bổ sung thêm nhiều gia vị hơn cho món ăn này. Và tới thế kỷ thứ 18, ớt đỏ được sử dụng như một gia vị chính của kim chi. Và dần dần, kim chi không chỉ được sử dụng trong riêng mùa đông mà được người Hàn yêu thích, ăn trong một thực phẩm hàng ngày.




Kim Chi góp mặt trong top 5 thực phẩm tốt nhất thế giới có lợi cho sức khỏe được Tạp chí Health Magazine bình chọn với những chất giàu vitamin, giúp cho con người tiêu hóa tốt.

Món cơm rang thường khô nên việc rang cơm với kim chi sẽ ngon hơn rất nhiều. Vị chua cay của kim chi sẽ khiến Quý khách cảm thấy ngon miệng hơn rất nhiều. Người Hàn Quốc rất ưu thích những món ăn trộn, chính vị thế cơm rang cùng kim chi sẽ tăng thêm sức hấp dẫn, độ ngon của những đĩa cơm này.

Nếu như được thưởng thức món canh kim chi đậu phụ vào tiết trời lạnh giá của Hàn Quốc thì quả là tuyệt vời phải không? Món ăn hấp dẫn, nóng sốt này sẽ xua tan đi sự lạnh giá, Quý khách sẽ xuýt xoa khi húp từng thìa canh ấm nóng của món ăn này.

Mì vốn là một đặc sản của Hàn Quốc. Đây là quốc gia sử dụng rất nhiều mỳ gói. Họ ăn thường xuyên nên kim chi được ăn kèm cũng rất phổ biến tại Hàn. Tại các nhà hàng tiện lợi của Hàn, Quý khách có thể dễ dàng mua những hộp kim chi nhỏ xinh để ăn kèm với mì gói của Hàn Quốc. Đây đúng là một cách để bạn trải nghiệm Hàn Quốc đúng điệu đấy!

Ngoài ăn kèm, nấu canh, kim chi còn được làm nhân cho món sủi cảo hấp dẫn. Món ăn này bên ngoài thì tương tự với sủi cảo thông thường nhưng nhân lại rất đặc biệt. Khi cắn thử miếng bánh sủi cảo có kinh chi cải thảo, hành tươi, cà rốt, đậu phụ và trứng, vị ngon sẽ khiến bạn phải lưu luyến rất lâu đấy!

Hàn Quốc thật hấp dẫn mọi người với những món ăn, nền văn hóa ẩm thực cùng địa điểm du lịch ấn tượng. Các bạn trẻ hãy cùng khám phá đất nước tuyệt đẹp này bằng cách tham gia chương trình học bổng 100% tại trường đại học tốt nhất Hàn Quốc nhé!

 Xem thêm >> 1000 won bằng bao nhiêu tiền việt

Thứ Hai, 17 tháng 4, 2017

Khám phá những văn hóa "nhanh nhanh" của người Hàn Quốc

Tại rất nhiều quốc gia cũng đã xuất hiện nền văn hóa "nhanh nhanh" nhưng có lẽ nền văn hóa này được khắc họa rõ nét nhất tại Hàn Quốc. Một CEO người Pháp có câu so sánh vui như sau: “ nếu việc điều hành doanh nghiệp ở châu Âu giống như lái một chiêc ô tô thông thường thì việc điều hành doanh nghiệp ở Hàn Quốc giống như lái một chiếc xe đua ”. Chính vì vậy, các bạn trẻ đã lựa chọn Hàn Quốc làm điểm đến hấp dẫn đi du học Hàn Quốc thực hiện ước mơ, niềm đam mê và khám phá cuộc sống hấp dẫn tại xứ Kim Chi.

Dịch vụ tại sân bay Incheon điển hình cho văn hóa "nhanh nhanh" tại Hàn Quốc. Được hoạt động chính thức từ năm 2001 nhưng sau 7 năm liên tiếp, nơi đây được bình chọn là sân bay có dịch vụ tốt nhất thế giới. Bên cạnh yếu tố cơ sở vật chất tốt và nhân viên thân thiện thì “tốc độ” chính là yếu tố tạo nên sức mạnh cạnh tranh nơi đây. Nếu theo tiêu chuẩn quốc tế, thời gian thực hiên thủ tục xuất cảnh tại sân bay là 45 phút thì dịch vụ này tại sân bay Incheon chiếm của bạn chỉ khoảng 12 phút mà thôi. Rõ ràng dịch vụ tại đây vô cùng nhanh chóng, gấp 3, 4 lần so với tiêu chuẩn quốc tế.





>> Tìm hiểu 1000 won hàn quốc bằng bao nhiêu tiền việt


Nhịp sống sôi động, gấp gáp của người Hàn Quốc


Để tạo nền văn hóa nhanh nhanh đặc biệt của người dân Hàn Quốc như vậy phải có sự góp mặt của rất nhiều tác động:


Công nghệ thông tin phát triển : ngày nay có thể nói mọi hoạt động sống và sinh hoạt, công việc của người dân Hàn Quốc đều gắn liền với công nghệ thông tin. Và sự phát triển công nghệ thông tin với tốc độ chóng mặt như hiện nay, Hàn Quốc được đánh giá là quốc giá có tiêu chuẩn cao nhất thế giới về tốc độ phổ biến internet.


Giáo dục đẩy nhanh tốc độ bắt kịp thế giới : để đuổi kịp Mỹ và châu Âu, những quốc gia đi trước một bước trong cuộc cách mạng công nghiệp, trong thời gian qua, Hàn Quốc đã tiến hành hai cuộc chiến vô cùng khắc nghiệt là “ cuộc chiến theo đuổi ” và “ cuộc chiến tốc độ ”. Có thể nói hai cuộc chiến này đã phần nào thành công và qua đó người Hàn Quốc cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của tốc độ.


Hàn Quốc có rất nhiều tập đoàn lớn xuyên quốc gia như Samsung, LG, Poso, Huyndai, … những tập đoàn này có sức cạnh tranh trên thế giới nhờ vào tốc độ kinh doanh chóng mặt của mình. Để tăng cường năng lực cạnh tranh và mức độ hài lòng của khách hàng, các tập đoàn thường xuyên cho phát triển sản phẩm mới, thay đổi thiết kế cũng như nhanh chóng quyết định ý tưởng, dịch vụ, … Qua đó dần dần nâng cao năng lực tốc độ của doanh nghiệp.


Để trở thành quốc gia nhanh nhất thế giới như hiện nay, người dân cần phải có sự kết hợp của rất nhiều yếu tố như công nghệ thông tin, giáo dục, hiệu quả học tập, văn hóa, tâm lý, lịch sử, ….

Thứ Ba, 11 tháng 4, 2017

Tìm hiểu những giá trị văn hóa trong nghệ thuật trà Hàn Quốc

Tách trà thơm ở Hàn Quốc từ lâu đã là quà đón khách, là tâm tình của chủ nhà với khách viếng thăm, nó còn mang giá trị tinh thần nét đẹp văn hoá Hàn Quốc sâu sắc, một nét ẩm thực đặc trưng. Vấn vương đâu đấy còn lại chính là những dư ba của vị trà hương quế, trà hoa cúc hay mộc mạc hơn là trà mạn giản dị nhưng không giản đơn… lắng lại trong lòng thực khách.

Xem thêm >> 1000 won hàn quốc bằng bao nhiêu tiền việt
Uống trà vốn là thú vui tao nhã, một nét văn hoá truyền thống mang đậm phong cách Á Đông. Cách đây hàng ngàn năm, con người đã biết đến trà như một thứ đồ uống mang lại sự sảng khoái thanh tịnh cho tinh thần, là cách để “khai trí, khai tâm”. Người ta xem chén trà là đầu câu chuyện, là gợi mở tâm linh, là giao thoa văn hoá và kết nối lòng người. Trà đạo là điều đáng tự hào nhất của văn minh Đông Á, một cánh cửa để thế giới hiểu được Phương Đông. Một chén trà để thưởng thức được cái lễ của Khổng Tử, cái ung dung của Lão Tử và sự an nhiên từ Đức Thích Ca.


Nhắc đến trà, người ta sẽ gọi tên trà đạo Nhật Bản, trà pháp Trung Quốc, trà lễ Hàn Quốc, trà phong Việt Nam… những cái tên được xem như là đại diện tiêu biểu cho nét đẹp văn hoá trà. Nhưng ở mỗi nơi, thưởng trà lại mang một nét riêng, một cá tính riêng. Đặc biệt, với người dân châu Á, uống trà được nâng thành nghệ thuật thưởng thức sành điệu mang đậm chất thơ và màu sắc tôn giáo. Có thể xem mỗi nét đặc trưng của từ việc pha trà, uống trà, thưởng thức trà tạo thành tấm hộ chiếu văn hoá cho từng quốc gia. Thật chẳng sai khi người ta nói, cách uống trà cũng thể hiện cái hồn cách của dân tộc.




Nghi lễ thưởng trà ở Hàn Quốc có nguồn gốc từ Trung Hoa nhưng dưới sự tiếp nhận sáng tạo người thưởng thức mang phong cách riêng của Hàn với nghi lễ tìm kiếm sự thư giãn và hài hoà của nền văn hoá Hàn Quốc hiện đại. Văn hoá thưởng trà Hàn Quốc không quá cầu kỳ và gò bó nhưng vẫn có những nguyên tắc bắt buộc chủ yếu mang đến sự thư giãn cho người thưởng trà. Tất cả hoà trộn tạo thành một nét riêng trong nghệ thuật thưởng trà Hàn Quốc. Từ xa xưa các bậc vua chúa đã quy định trong tục cúng tổ tiên phải có trà đi kèm. Từ thời vua Suro thuộc Đế chế Geumgwan Gaya (42 – 562) đã có những quy định về việc hành lễ dâng trà mang tính quy tắc. Từ đó đến nay nghệ thuật thưởng thức trà Hàn Quốc đã có nhiều biến chuyển cho phù hợp nhưng vẫn mang những nét truyền thống nhất định.


Không gian trà phải được sắp xếp trong bầu không khí thật sự thanh nhã, gần gũi với thiên nhiên. Một nét đặc trưng trong phong cách thưởng trà Hàn Quốc là còn ở trà cụ. Mỗi vật dụng để pha trà, thưởng trà cũng góp phần quyết định đến trà phong (phong thái uống trà). Tuỳ thuộc từng mùa trong năm mà nghệ nhân trà dùng các chất liệu trà cụ khác nhau. Trà cụ mùa hè gồm những bát kiểu “katade” có miệng rộng để nước trà nóng mau nguội. Mùa thu và đông kiểu bát “irabo” giữ được nhiệt của nước trà vì phải uống nóng. Chất liệu chủ yếu của các trà cụ là gốm sứ và kim loại với các kiểu dáng đơn giản nhưng thanh thoát, phản ánh sự gắn kết hoà thuận với thiên nhiên. Nổi bật là những trà cụ làm bằng gốm tráng men mà đến nay người ta vẫn ưa dùng tạo thành một phong cách – phong cách gốm Hagi.


Khác với Trung Hoa đánh giá chất lượng trà cụ bằng âm thanh gõ chén, bát thì tiêu chí đánh giá của trà cụ Hàn Quốc lại phụ thuộc vào mẫu mã, đường nét màu sắc, cảm xúc của người nghệ nhân. Ngày nay “mốt mới” của tiệc trà Hàn Quốc là ngồi xung quanh một chiếc bàn thấp. Chủ nhà ngồi một bên đun nước nóng để rửa sạch trà cụ, từ đầu đến cuối bữa tiệc. Trà cụ nếu không dùng đến được xếp trên bàn suốt năm đậy bằng khăn vải. Bộ đồ trà gồm có nhiều ấm pha trà màu sắc phong phú và kiểu dáng đa dạng. Trên bộ đồ trà có các loại chén như: chén tống, chén quân. Chén tống dùng để rót trà ra cho đều, chén quân bé hơn dùng để uống trà.


Ngay từ những buổi đầu đến với văn hoá trà, Hàn Quốc đã thể hiện sự gắn kết giản dị và tự nhiên chất phác với ít nghi lễ, ít độc đoán, nhiều tự do hơn cho thư giãn và nhiều sáng tạo trong cách thưởng thức nhiều loại trà, trà cụ và đàm thoại. Chính từ đặc điểm đó ảnh hưởng sâu sắc tới việc hình thành sự phong phú đa dạng trong cách bố trí trà thất đậm chất Hàn Quốc. Không quá quy tắc như trà thất Nhật Bản hay Trung Quốc, trà thất Hàn Quốc mang nhiều kiến trúc khác nhau, bày trí phù hợp với dụng ý của gia chủ và tùy thuộc theo mùa.


Người Hàn Quốc thường đựng trà trong những hũ trà làm bằng sét nặn và phải được tráng men trong lò đốt bằng củi. Trà được xúc ra bằng một thìa gỗ có cán dài.


Người Hàn Quốc thích uống trà xanh vì theo họ trà xanh để tự nhiên là giữ được nguyên vị ngọt chát của trà. Chính vì thế họ lựa chọn trà xanh rất cẩn thận, phải là trà búp nhỏ đồng đều, màu xanh tươi tự nhiên. Sau này người ta hay dùng trà xanh ướp các hương khác nhau như hương quế, hương hoa cúc… bên cạnh đó còn có trà sâm.


Trong phương pháp pha trà, nước pha trà bắt buộc phải dùng nước suối, bởi họ cho rằng nước suối là nước tinh khiết, bắt nguồn từ thiên nhiên nên giữ được vị nồng ấm tươi ngon của trà. Nước pha trà là nước suối mới lấy về, nước càng đầu nguồn vị trà càng ngon, nước phải được đun sôi bằng củi.


Theo quan niệm của người Hàn Quốc, cách pha trà thể hiện tâm thái của người pha. Người pha trà ngồi giữa bàn trà thật thoải mái, tập trung tâm ý vào việc cách pha trà sao cho người khách cảm nhận được thành ý của mình. Trước khi uống trà người chủ nhà tráng chén trà bằng nước của một chiếc ấm đun sôi sủi lăn tăn, như một biểu hiện nhiều may mắn. Chủ nhà lần lượt tráng ấm trà, đến chén tống, chén quân, sau đó cho trà xanh vào ấm, rót một lượt nước nóng lên trà với ý định rửa sạch bụi bặm rồi nhanh chóng đổ nước đầu đi. Việc đổ nước đầu phải căn đúng thời gian, nếu để lâu thì trà sẽ bị mất vị. Tuỳ thuộc vào mùa hái lá trà mà tính thời gian cho nước ngấm vào trà. Với lá hái tháng sáu thì phải để lâu hơn lá hai tháng tư một chút.


Chủ nhà đổ nước vừa độ nóng vào ấm pha trà chờ ngấm vài chục giây đến hai ba phút; sau đó đổ vào chén tống cho nước trà đồng đều, rồi chắt vào chén quân để mời khách uống.


Một nét đặc biệt trong Văn hoá thưởng trà của Hàn Quốc là sự kết hợp hài hoà với văn hoá Thiền Seon, tạo ra một nét rất riêng, rất khác biệt với các quốc gia lân cận. Bữa tiệc trà diễn ra chậm rãi, thanh thoát, có khi kéo dài vài tiếng đồng hồ.


Trà đạo là phong cách uống trà hướng đến giá trị tinh thần. Thông qua các lễ thức trà được quy định với nhau từ trước, mọi người cùng uống trà trong sự khoan thai nhẹ nhàng. Dừng lại với giây phút hiện tại, thưởng thức một chén trà ngon và cảm nhận sự an nhiên tâm hồn. Mỗi buổi trà đạo là một bóng mát tuyệt vời để tinh thần nghỉ ngơi, được thêm sức mạnh từ cảm xúc hài lòng về cuộc sống. Để biết mình là ai và không cần phải là ai.


Nguồn: Tổng hợp


Bạn yêu thích nền văn hóa, cuộc sống và con người Hàn Quốc cũng như ước mơ được học tập trong một nền giáo dục chất lượng cao tại cường quốc này. Hãy liên lệ với ThangLong OSC để đăng ký cho mình một tấm vé đi du học Hàn Quốc hoặc theo địa chỉ sau:


Công ty Cổ phần Đầu tư và Hợp tác Quốc tế Thăng Long
Đ/c: Tầng 8, Tòa nhà HLH Phụ Nữ, Số 7 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0981057683

Chủ Nhật, 9 tháng 4, 2017

10 điểm đến "hot" không thể bỏ qua khi đến Hàn Quốc

Hàn Quốc nổi tiếng là đất nước thu hút lượng khách quan nhiều nhất Châu Á với kinh đô thời trang sầm uất mà còn bởi những cảnh lãng mạn trên những thước phim hấp dẫn, ngôi làng mộc mạc, bình yên và những hòn đảo đẹp không thể rời mắt. Hãy cùng, Thang Long OSC khám phá 10 điểm đến "hot" không thể bỏ qua khi đến Hàn Quốc qua bài viết dưới đây nhé!
Đỉnh núi mặt trời mọc Seongsan



Nơi đây được hình thành do sự phun trào của núi lửa cách đây 5.000 năm trên đảo Jeju, Năm 2007, đỉnh Seongsan được UNESCO công nhận là một trong những di sản văn hóa thế giới. Với phong cảnh hùng vĩ lúc mặt trời mọc, rất nhiều du khách đã độ bộ tới đây để được tận mắt ngắm cảnh mặt trời mọc từ miệng núi lửa trong yên bình. Bạn có thể chiêm ngưỡng toàn bộ đảo Jeju với biển xanh ngắt bao bọc thành phố, cát trắng và rừng hoa cải nhuộm vàng lưng chừng núi.
Cầu Gwang-An


Tọa lạc tại thành phố lớn thứ 2 tại Hàn Quốc sau Seoul, Busan là điểm đến lý tưởng khi ghé thăm Hàn Quốc với những bãi biển dài vô tận, cảng biển lớn và cây cầu treo Gwangan dài nhất Hàn Quốc. Cầu Gwang-An là biểu tượng của Busan và là công trình thu hút được sự quan tâm của đông đảo khách du lịch.
Gwangan_bridge_resize

Gwang-An thu hút du khách bởi vẻ đẹp tuyệt diệu của các ngọn núi, bãi biển cát, đồi núi vào ban ngày. Khi màn đêm buông xuống hệ thống đèn chiếu sáng với hơn 100 màu khác nhau tỏa sáng toàn bộ cậy cầu. Tiếng sóng vỗ từ biển, tiếng gió trong đêm dệt nên một khung cảnh thơ mộng và yên bình cho mọi du khách.
Trạm hoa anh đào Kyeong-Wha

Tại thành phố Jinhae, Trạm hoa anh đào Kyeong luôn là điểm dừng chân nhộn nhịp của hơn 2 triệu khách du lịch và các nhiếp ảnh gia mỗi khi mùa xuân đến.
Biển Ggotji

Nơi đây là điểm lý tưởng cho một chuyến xả hơi và thưởng ngoạn cảnh mặt trời chìm hòa vào đại dương giữa hai thành tạo đá lớn mang tên Granny Rock và Grandpa Rock, nằm bốn km về phía tây nam từ Anmyeon-eup.
Khu du lịch sinh thái Upo Marsh

Khu du lịch sinh thái Upo Marsh được hình thành từ hơn 140 triệu năm trước đây, nơi đây vẫn tràn ngập vẻ hoang sơ và là nơi cư trú của hơn 1.500 loài thực vật và động vật, động vật quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng. Với những ai yêu sự đơn giản hay muốn trốn chạy khỏi những hối hả bận rộn của nhịp sống đô thị, Upo Marsh là sự lựa chọn hoàn hảo.
Đảo Uleung

Ulleungdo là một hòn đảo hoang sơ nằm trên biển ở giữa Hàn Quốc và Nhật Bản, năm 2011 được tạp chí Planet bầu chọn là một trong những hòn đảo bí ẩn nhất thế giới. Hòn đảo này nổi tiếng với 3 không: không ô nhiễm, không trộm cắp và không rắn rết và hấp dẫn khách du lịch bởi các hoạt động leo núi, câu cá, đi thuyền tham quan vòng quanh đảo.
Làng muối tại Jeungdo

Cùng sánh bước trên con đường mòn Mosilgil tới trang trại muối, du khách sẽ tận mắt chứng kiến cách thu hoạch muối hoàn toàn bằng tay với cây cầu muối truyền thống. Ngoài ra, du khách còn có cơ hội tham gia các chương trình thu hoạch muối cùng với người dân bản địa vào tháng 10 hàng năm nếu đăng ký trước tại website của trại muối và thanh toán trước chi phí cho đợt thu hoạch.

Xem thêm >> 1000 won hàn quốc bằng bao nhiêu tiền việt
Đỉnh Chunwang trên núi Jiri

Đây là đỉnh núi cao thứ hai ở Hàn Quốc với độ cao 1.915m, những nhà leo núi và ưa khám phá đã chọn Đỉnh Chungwang làm điểm đến khá thú vị. Từ trên đỉnh Chunwang, ta có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh thiên nhiên tráng lệ, tân hưởng bầu không khí trong lành và nước suối nguồn mát lạnh.
Cánh đồng trà xanh Boseong




>> Tham khảo thêm: trường Đại học Nữ sinh Ehwa

Cánh đồng trà xanh Boseong trải dài một màu xanh bát ngát tới tận cuối chân trời, thu hút hàng ngàn du khách tới tham quan và là cánh đồng trà lớn nhất Hàn Quốc. Du khách đến đây còn được thư giãn tại phòng tắm thảo mộc trà xanh và nước biển Yulpyo ở Boseong, tận hưởng cả núi và biển trong khi thư giãn, Boseong như miền đất hứa với bất kỳ ai.
Chùa Bulguksa

Chùa Bulguksa là di sản của UNESCO, được xây dựng trong suốt 23năm với hàng nghìn bậc đá. Ngôi chùa nổi bật trên đồi núi Tohamsan và Cheongungyo, Baegungyo và Chibogyo được mệnh danh là ba chiếc cầu dẫn đến thế giới vĩnh hằng của Phật giáo. chùa có hai tượng đức Phật mạ đồng , hai tháp đẹp nhất của Hàn Quốc: tháp Seokgatap và tháp bảo bối Dabotap.